Cách trung tâm phố cổ Hội An (Quảng Nam) chừng 10km, có một “xưởng sản xuất” đặc biệt. Những chị em khuyết tật, yếu thế tại địa phương gọi nơi đây là Cửa tiệm hạnh phúc – ngôi nhà chung của họ.

Từ những mảnh vải vụn, họ tự học hỏi lẫn nhau và thỏa sức sáng tạo ra nhiều sản phẩm tái chế hữu ích.

Em Hồ Phương Diệu (SN 2001) chia sẻ, bản thân bị bại não bẩm sinh, đôi tay không lành lặn khiến việc may vá gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các “tiền bối” tại tiệm, giờ đây em đã có thể tự làm ra các sản phẩm từ đôi chân của mình.

“Em rất vui khi có thể làm ra những sản phẩm hữu ích từ vải vụn, kiếm được tiền từ sức lao động của mình và góp phần bảo vệ môi trường”, Diệu hào hứng.

“Cửa tiệm hạnh phúc” được sáng lập bởi Hội LHPN phường Cẩm Nam và CLB Vì môi trường Hội An (S.E.A Club)

Cũng như Diệu, các chị em khuyết tật cảm thấy hạnh phúc khi được làm điều có ích, hạnh phúc vì vơi đi nỗi lo về sinh kế và có chỗ dựa tinh thần.

Hai năm qua, nhờ có cửa tiệm này mà hơn 1 tấn phế thải ngành may ở Hội An đã được “hô biến” thành các sản phẩm thủ công thay vì bị vứt bỏ ngoài bãi rác.

Những sản phẩm tái chế ở đây rất đa dạng, như túi đi chợ, tạp dề, khẩu trang, cài tóc, ví tiền, sổ tay, đế lót ly… Vì là sản phẩm được làm thủ công từ vải thừa nên tính độc đáo “không đụng hàng” được khách hàng ưa thích.

Chị em ở Cửa tiệm hạnh phúc thường xuyên mang sản phẩm đến giới thiệu ở các chợ phiên, cuộc thi khởi nghiệp

Tại cửa tiệm đặc biệt này, tùy theo sức khỏe mà các nhân viên tự phân chia công việc, người may, người thêu, người phân loại vải…

Tiệm cũng không quy định giờ giấc cụ thể, hết việc thì mọi người về. Hoặc thấy mệt mỏi, chị em động viên nhau nghỉ ngơi, khi khỏe lại làm tiếp. 100% lợi nhuận từ cửa tiệm được chia đều cho tất cả nhân sự, giúp họ trang trải cuộc sống.

Gieo hạnh phúc cho những mảnh đời kém may

Hai năm đi vào hoạt động, cửa hàng bé nhỏ này đã giúp những tâm hồn cần được chở che tìm thấy điểm tựa của tình người. Đúng như tên gọi của tiệm, nơi đây có những mảnh đời khiếm khuyết nhưng nụ cười của họ luôn tròn đầy!

Đến nay, thành công lớn nhất của “Cửa tiệm hạnh phúc” có lẽ là ở niềm hạnh phúc của mỗi thành viên. Niềm hạnh phúc đến từ sự quan tâm, ủng hộ của mọi người – giúp tiệm có thêm nhiều đơn hàng đem lại sự tự tin cho các cô, các chị…

Nguyễn Hoàng Quỳnh Ny bên chiếc quạt bằng vải vụn vừa làm xong

Em Nguyễn Hoàng Quỳnh Ny (SN 2002) tâm sự, do bị khuyết tật nặng nên từ nhỏ em đã sống khép kín. Từ khi tham gia Cửa tiệm hạnh phúc, em có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao lưu với mọi người khiến bản thân dần tự tin và yêu đời hơn.

Điển hình là cuối tháng 3/2023, các thành viên của Cửa tiệm hạnh phúc đã làm người mẫu cho buổi trình diễn thời trang tái chế từ vải vụn tại Hội An. Buổi trình diễn đã chinh phục hàng ngàn du khách.

Show trình diễn thời trang tái chế ở phố cổ Hội An do các thành viên của Cửa tiệm hạnh phúc làm người mẫu

Những người mẫu của tiệm tự tin thể hiện vẻ đẹp của áo dài được may bằng vải vụn

“Ở đây, tụi em xem nhau như gia đình. Cửa tiệm không chỉ tạo việc làm, mà còn mang đến nhiều tiếng cười. Em xem nơi này là ngôi nhà thứ hai và mong được gắn bó lâu dài”, Ny phấn khởi.

Tiệm cũng thường xuyên tổ chức nhiều workshop, hướng dẫn du khách, học sinh tạo ra các sản phẩm tái chế và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

“Những buổi workshop tái chế đơn giản như làm quạt tay, khẩu trang, móc khóa, lồng đèn… thu hút rất đông người tham gia, qua đó giúp lan tỏa thói quen tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Thời gian tới, tiệm sẽ thử nghiệm tái chế trên một số chất liệu mới như túi nilon, hộp nhựa, lưới đánh cá bỏ đi…”, chị Đỗ Thị Ngọc Thảo – Chủ tịch Hội LHPN phường Cẩm Nam chia sẻ.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé” – là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Tiệm sửa xe đặc biệt ở Đà Nẵng, phí bằng nụ cười, lời cảm ơn

Gần 30 năm qua, ông Trần Viết Hùng (Đà Nẵng) sửa xe miễn phí cho học sinh, người nghèo, người tàn tật, phí trả chỉ bằng nụ cười, lời cảm ơn.


Share.
Exit mobile version