Ngay sau khi rào chắn được gỡ bỏ, xe máy và ô tô đã lưu thông trên cầu vượt thép. Vào giờ cao điểm, dòng phương tiện lưu thông qua cầu vượt thép hoàn toàn thuận lợi, không còn cảnh ùn tắc như trước đây.

Tuy nhiên, trong ngày đầu thông xe cầu vượt, một số xe máy vẫn chưa nắm được thông tin nên vẫn di chuyển vào làn giữa (cầu vượt Mai Dịch cũ). Do vậy, lực lượng chức năng tích cực phân luồng, đảm bảo an toàn trên toàn tuyến.

Sáng 6/5, Hà Nội chính thức thông xe cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch. Ảnh: Quang Phong

Cầu vượt tại nút giao Mai Dịch thuộc dự án Vành đai 3 trên cao Nam Thăng Long – Mai Dịch, có tổng mức đầu tư 342 tỷ đồng. Mỗi bên cầu thép rộng 7,7 m, bố trí một làn xe cơ giới rộng 3,5 m, một làn xe máy rộng 2,75 m. Người đi bộ, đi xe đạp, xe thô sơ bị cấm lên cầu.

Sau khi cầu thông xe, cầu vượt Mai Dịch cũ được tách thành trục cao tốc, kết nối với vành đai 3 trên cao. Tốc độ lưu hành cho phép đối với phương tiện trên cầu Mai Dịch cũ (đường cao tốc) và cầu vượt mới tối đa 60 km/h.

Theo phương án tổ chức giao thông do Sở GTVT Hà Nội công bố, cầu thép phía Hồ Tùng Mậu phục vụ ô tô và xe máy vượt qua nút giao Mai Dịch theo hướng Phạm Văn Đồng đi Phạm Hùng. Cầu thép phía Xuân Thủy phục vụ ô tô và xe máy vượt qua nút giao theo hướng Phạm Hùng đi Phạm Văn Đồng.

Ô tô từ Vành đai 3 trên cao đi cầu Thăng Long sẽ đi thẳng qua cầu vượt Mai Dịch cũ; nếu đi Phạm Văn Đồng thì vượt qua cầu thép và xuống đường Phạm Văn Đồng; nếu đi Xuân Thủy hoặc Hồ Tùng Mậu xuống đường Phạm Hùng đi theo chỉ dẫn vạch sơn và biển báo hiệu khu vực trung tâm nút giao gầm cầu Mai Dịch; nếu đi cầu Thăng Long thì lên cầu thép hoặc đi thẳng qua nút giao Mai Dịch vào cao tốc.

Cầu vượt thép chạy song song với cầu Mai Dịch cũ. Ảnh: Quang Phong

Ô tô từ vành đai 3 trên cao đi cầu Thanh Trì sẽ thẳng qua cầu vượt Mai Dịch cũ; nếu đi Phạm Hùng qua cầu thép xuống đường Phạm Hùng; nếu đi Xuân Thủy hoặc Hồ Tùng Mậu xuống đường Phạm Văn Đồng đi theo chỉ dẫn vạch sơn và biển báo hiệu khu vực trung tâm nút giao gầm cầu Mai Dịch. Ô tô đi cầu Thanh Trì qua cầu thép hoặc đi thẳng qua nút giao Mai Dịch để đi vào vành đai 3 trên cao.

Nút giao Mai Dịch là tên gọi cho điểm giao cắt giữa Vành đai 3 – đường Hồ Tùng Mậu – Xuân Thủy. Dù được thiết kế 3 tầng (đường sắt trên cao, cầu vượt và mặt đất) nhưng những năm qua đây là điểm nóng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Mai Dịch, tháng 2/2023, TP Hà Nội khởi công dự án xây dựng hai dải cầu bằng thép nằm hai bên cầu vượt Mai Dịch cũ.

CSGT Hà Nội căng mình chống ùn tắc giao thông ngày cận Tết

Cận Tết Nguyên đán, lưu lượng phương tiện gia tăng đột biến khiến đường phố ùn tắc, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã tăng cường nhiều tổ công tác để phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông.

Hà Nội nêu 5 nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông

UBND TP Hà Nội cho biết, nguyên nhân ùn tắc giao thông là do quá tải hạ tầng, đầu tư đường sá thiếu đồng bộ, nhiều ‘lô cốt’ trên đường, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao…

Giảm ùn tắc giao thông, Hà Nội sẽ tránh được thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm

Phát triển đường sắt đô thị sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho Hà Nội, đồng thời giảm thiểu ùn tắc giao thông, tránh thiệt hại khoảng 1-1,2 tỷ USD/năm.


Share.
Exit mobile version