Theo hãng tin Reuters, Không quân Ukraine cho biết đã bắn hạ 39/55 tên lửa, và 20/21 UAV được Nga sử dụng trong cuộc tập kích vào sáng sớm nay (8/5). Vụ tấn công càng gây thêm áp lực lên hệ thống năng lượng của Ukraine vốn bị tàn phá nặng nề trong hơn 2 năm bùng nổ xung đột Nga – Ukraine.

Giới chức Kiev cho hay, vụ tấn công của Nga đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho 3 nhà máy nhiệt điện có từ thời Liên Xô cũ.

Binh sĩ Ukraine chiếu đèn tìm kiếm UAV trên bầu trời Kiev khi Nga triển khai tấn công bằng UAV và tên lửa. Ảnh: Reuters

“Một cuộc tấn công quy mô lớn đã nhắm vào ngành năng lượng Ukraine”, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko xác nhận trên Telegram.

Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Ihor Klymenko cho biết thêm, 2 người bị thương ở vùng Kiev và 1 người bị thương ở vùng Kirovohrad. Trong khi đó, khoảng 350 nhân viên cứu hộ đang chạy đua với thời gian để giảm thiểu thiệt hại mà đợt không kích của Nga gây ra cho các cơ sở năng lượng, 30 ngôi nhà, phương tiện giao thông công cộng, nhiều ô tô, và một trạm cứu hỏa.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Galushchenko, cơ sở sản xuất điện và truyền tải điện ở các khu vực Poltava, Kirovohrad, Zaporizhzhia, Lviv, Ivano-Frankivsk và Vinnytsia đều là mục tiêu trong đợt tấn công mới nhất của Nga.

Ông Serhiy Popko, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự Kiev, cho biết tất cả tên lửa Nga nhắm vào thành phố đã bị phá hủy. Ông nói thêm, không có thiệt hại hay thương tích lớn sau vụ tấn công.

Giới chức địa phương cho hay, các hệ thống phòng không Ukraine cũng tham gia đẩy lùi đợt tấn công của Nga ở khu vực Lviv nằm giáp biên giới với Ba Lan. 

Làn sóng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine được Nga triển khai từ tháng 3. Các cuộc tấn công đã buộc chính quyền ở nhiều địa phương của Ukraine phải cắt điện luân phiên. 

Hiện Nga chưa lên tiếng bình luận về vụ việc. Lâu nay, Nga phủ nhận tấn công dân thường, nhưng khẳng định hệ thống năng lượng của Ukraine là mục tiêu quân sự hợp pháp. 

Phản ứng của Mỹ khi Nga trưng bày loạt vũ khí phương Tây bị tịch thu ở Ukraine

Lầu Năm Góc luôn tính đến khả năng thiết bị quân sự mà Mỹ chuyển giao cho ‘các đối tác nước ngoài’ bao gồm cả Ukraine có nguy cơ bị tịch thu.

Liệu ‘Lằn ranh đỏ’ của NATO về xung đột Nga – Ukraine có bị phá vỡ?

Dù bí mật vạch ra 2 ‘lằn ranh đỏ’ có thể dẫn tới sự can thiệp trực tiếp vào xung đột Nga – Ukraine, nhưng NATO hiện vẫn chưa có bất cứ kế hoạch nào triển khai quân tới hỗ trợ Kiev.


Share.
Exit mobile version