Chiều 10/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12 – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Nhắc lại những dấu mốc lịch sử, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết ngày 19/5/1959 là mốc quan trọng của việc mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh và được chọn là Ngày Truyền thống của Bộ đội Trường Sơn anh hùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Binh đoàn 12 và Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để làm nên huyền thoại Trường Sơn anh hùng, hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã hiến trọn tuổi thanh xuân, trong đó hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hy sinh, còn rất nhiều liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt hoặc chưa xác định được thông tin, gần 3 vạn thương binh, hàng vạn người bị nhiễm chất độc da cam.

Thủ tướng khẳng định, việc mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh là sự sáng tạo chiến lược của Đảng ta; là nghệ thuật tổ chức lực lượng, tổ chức thế trận, tổ chức hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tổ chức mạng lưới đường và hệ thống binh trạm, kho tàng; mở đường, bảo đảm hành quân, giao thông, vận chuyển…

Đồng thời là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo, độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Thủ tướng trân trọng ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn những hy sinh, cống hiến, đóng góp to lớn của các thế hệ Bộ đội Trường Sơn.

Sau khi đất nước thống nhất, Bộ đội Trường Sơn được chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tháng 10/1977, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Binh đoàn 12 trên cơ sở kế thừa và phát triển lực lượng Bộ đội Trường Sơn.

Phát huy truyền thống anh hùng của Bộ đội Trường Sơn, Binh đoàn 12 vừa làm nhiệm vụ quân sự – quốc phòng, nhiệm vụ quốc tế, vừa tham gia phát triển kinh tế, tiếp tục đứng chân trên những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, trải rộng trên địa bàn 21 tỉnh, thành trong nước và 5 tỉnh của nước bạn Lào…

Thủ tướng: Bộ đội Trường Sơn đã lập nên những kỳ tích anh hùng, làm nên một Trường Sơn huyền thoại. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Binh đoàn 12 – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn đã phát triển cả về tầm vóc, quy mô, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị; tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu Trường Sơn, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tên tuổi của Binh đoàn 12 – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn đã gắn liền với nhiều công trình trọng điểm, quan trọng của đất nước.

Binh đoàn đã phát huy tốt tính tổ chức, tính kỷ luật, sự quyết liệt của một doanh nghiệp quân đội, với tinh thần “vượt nắng”, “thắng mưa”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, đã nói là làm, đã hứa là phải hoàn thành, “đã làm là có sản phẩm và hiệu quả cân đong, đo đếm được” bằng những dự án, công trình bảo đảm tiến độ, chất lượng…

Sẵn sàng tham gia dự án đường sắt tốc độ cao, cảng biển lớn

Thủ tướng đánh giá cao phương hướng, nhiệm vụ mà Binh đoàn 12 – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn đã xác định. 

Thủ tướng đề nghị Binh đoàn 12 – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn thực hiện “3 tiên phong” trong thời kỳ mới:

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực.

Tiên phong trong phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tiên phong xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, tô thắm thêm truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.

Thủ tướng tặng quà Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đổi mới tư duy, nâng cao năng lực quản trị, sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả cao. Phấn đấu xây dựng Binh đoàn 12 – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn trở thành doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực, kinh nghiệm thi công các công trình trọng điểm, nhất là ở những địa bàn khó khăn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Khẳng định thương hiệu Trường Sơn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hạ tầng chiến lược, cầu đường, sân bay, bến cảng, thủy điện, thủy lợi.

Tổ chức huấn luyện quân sự, chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng nền nếp chính quy, văn hóa doanh nghiệp. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tham gia phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, kỹ sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ cả thiết kế, thi công và giám sát; kiên định về chính trị, mẫu mực về đạo đức lối sống, tâm huyết, gắn bó với nghề. Chuẩn bị sớm nguồn nhân lực để tham gia những dự án mới như đường sắt tốc độ cao, cảng biển lớn…

Chú trọng xây dựng Đảng bộ Binh đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ, gắn với xây dựng Binh đoàn vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Vị tướng của đường Trường Sơn huyền thoại

Trên cương vị Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn từ năm 1967 – 1976, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã chỉ huy toàn lực lượng vận chuyển hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược và hàng vạn người vào Nam an toàn.

Tướng Hoàng Kiền: ‘Mở đường Trường Sơn, nhân dân Lào giúp đỡ vô tư, không hề đòi hỏi’

Nói về tuyến đường Tây Trường Sơn, Thiếu tướng Hoàng Kiền nhấn mạnh, nhân dân Lào giúp đỡ bộ đội Việt Nam rất vô tư, không hề có đòi hỏi, kêu ca phàn nàn, bà con di dời làng bản đi chỗ khác để lấy chỗ cho bộ đội mở đường.

Tướng Đồng Sỹ Nguyên – vị tướng gắn với đường Trường Sơn huyền thoại

Cuộc tiến công thần tốc của quân đội ta sau này được giải mã gắn liền với tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, và Trung tướng, Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên.


Share.
Exit mobile version