Thông báo cụ thể của Trường Tiểu học Quế Nhã, thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) như sau: “Kính gửi các bậc phụ huynh! Để thực hiện nghiêm chỉnh chính sách ‘giảm kép’, nhà trường quyết định áp dụng biện pháp cắt giảm bài tập về nhà cho học sinh. Theo đó, các em sẽ không làm bài tập về nhà quá 21h30.

Trường hợp học sinh chưa hoàn thành bài tập sẽ không bị giáo viên khiển trách. Để đảm bảo cho học sinh có thời gian nghỉ ngơi, nhà trường hy vọng phụ huynh cùng chung tay”. Ngay lập tức thông báo của nhà trường đã mở ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Việc áp dụng biện pháp giảm tải bài tập về nhà cho học sinh của Trường Tiểu học Quế Nhã được coi là động thái phù hợp với chính sách ‘giảm kép’. Trước đó, Sở GD-ĐT thành phố Nam Ninh đã ban hành thông báo về việc tăng cường quản lý giấc ngủ của học sinh tiểu học và THCS. Thông báo nêu bật sự cần thiết của việc đảm bảo sức khoẻ tinh thần cho học sinh. 

Tuy nhiên, sau thông báo này của nhà trường hiện tại phụ huynh đang chia thành 2 luồng ý kiến. Một nửa không ủng hộ quy định cho rằng, trẻ sẽ dùng cơ chế này như cái cớ để trì hoãn việc làm bài tập về nhà và ngừng học lúc 21h30. Ngược lại, một số phụ huynh vui mừng trước quy định này. Họ cho rằng, tối trẻ cần được nghỉ ngơi sau khi học ở trường cả ngày. 

Trường Tiểu học Quế Nhã, thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) ra thông báo cấm học sinh làm bài tập quá 21h30. Ảnh: Baidu

Cách nhận định vấn đề của mỗi phụ huynh là khác nhau, khi xét về bản chất mục đích nhà trường triển khai kế hoạch nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. “Trẻ cần ngủ đủ giấc và có thời gian nghỉ ngơi sau những giờ học cường độ cao. Sức khỏe thể chất và tinh thần là yếu tố quan trọng giúp trẻ bay cao và xa trong tương lai”, đại diện nhà trường chia sẻ.

Việc giảm tải bài tập về nhà cho học sinh được đánh giá là biện pháp cải cách giáo dục tích cực. Không chỉ phản ánh tầm quan trọng trong việc giáo dục sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh, còn góp phần cải thiện hiệu quả học tập của trẻ. Nhìn sâu xa điều này không phải là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề.

Về phía nhà trường và thầy cô cần không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy và đánh giá để tạo ra môi trường học tập thoải mái và tự do cho trẻ. Về phía gia đình, bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong chính sách này.

Phụ huynh là người đồng hành và giúp trẻ phát triển thói quen học tập tốt. Khi trẻ gặp khó khăn trong học tập, bố mẹ nên khuyến khích, hỗ trợ thay vì quát mắng và chỉ trích. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, vì vậy phụ huynh nên có kế hoạch học tập phù hợp theo tình hình thực tế của con. 

Việc thực hiện chính sách ‘giảm kép’ những năm gần đây ở Trung Quốc nhận được sự đồng thuận của các chuyên gia giáo dục. Tuy nhiên, dưới sự cạnh tranh khốc liệt phụ huynh khó buông bỏ, nên xảy ra thực trạng “giảm gánh nặng học đường nhưng áp lực đè nặng lên vai bố mẹ”. Cắt giảm bài tập về nhà là cuộc chạy đua của những phụ huynh có con học kém. 

Trước đó, một số trường tiểu học ở An Huy, Giang Tô, Chiết Giang và Sơn Đông (Trung Quốc) cũng ra thông báo giảm tải bài tập về nhà cho học sinh, sau chính sách ‘giảm kép’ của chính phủ Trung quốc ban hành năm 2021. 

Bộ GD-ĐT yêu cầu không giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1

Bộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các nhà trường thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng không gây quá tải, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ ngay tại lớp, không giao thêm bài tập về nhà.


Share.
Exit mobile version