Tình trạng mệt mỏi ngày càng tăng, đến ngày thứ 4, biểu hiện trở nặng nên người phụ nữ được được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám. Người bệnh cho biết có tiền sử khỏe mạnh, chưa phát hiện bệnh lý gì. 

Người bệnh nhập viện trong tình trạng sốc, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh vàng, nước tiểu sẫm màu. Kết quả chẩn đoán sơ bộ cho thấy chị T. bị sốc mất máu, thiếu máu nặng, xét nghiệm men G6PD giảm nhiều, nghi tan máu cấp.

Sau 8 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh đã ổn định và được tư vấn thêm bởi bác sĩ chuyên khoa Huyết học về bệnh thiếu men G6PD (một bệnh di truyền về men rất phổ biến).

Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Mạnh Cường, Trưởng khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa, cho biết cây lộc mại (hay lục mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi… ) là một loại cây thảo dược, thân gỗ, thuộc họ thầu dầu, có độc tính rất cao.

Lá lộc mại mà người bệnh ăn. Ảnh: BVCC

Trong Đông y, cây có tác dụng chữa táo bón, kiết lỵ cấp tính hoặc dùng ngoài da chữa lở ngứa, nhưng cần dùng với liều chuẩn, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, nếu không dễ dẫn đến ngộ độc.

Với số lượng lớn lá cây lộc mại, người dùng có thể gặp tình trạng đau bụng, đầy bụng, rối loạn nhịp tim, người mệt yếu, da xanh, tiểu màu đỏ… có thể gây ra tan máu cấp, đặc biệt với người mắc bệnh lý thiếu men G6PD như trường hợp trên đây.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý sử dụng lá lộc mại hay các loại lá cây khác để ăn hoặc chữa bệnh theo những kinh nghiệm dân gian hay truyền miệng. 

Hai vợ chồng cấp cứu vì thói quen nhiều người hay làm mùa đôngThời tiết quá lạnh nên hai vợ chồng ông C. đã đốt củi sưởi ấm dẫn tới ngộ độc khí CO nặng, phải thở máy.
Share.
Exit mobile version